Ket Qua Xo So Mien Nam

Trải nghiệm văn hóa, khao khát phiêu lưuKhao khát p quần ống rộng

【quần ống rộng】Theo đuổi các ngành ngôn ngữ hiếm: Sinh viên có mạo hiểm?

Trải nghiệm văn hóa,đuổicácngànhngônngữhiếmSinhviêncómạohiểquần ống rộng khao khát phiêu lưu 

Khao khát phiêu lưu, trải nghiệm văn hóa, đất nước mới lạ, không ít bạn trẻ chọn "lối đi riêng"  bằng cách học những ngôn ngữ hiếm như Ả Rập, Ấn Độ, Indonesia… bất chấp nhiều định kiến như kén cơ hội việc làm, khó tiếp thu...

Ấn tượng bởi những điệu múa của "xứ sở vạn đảo", Nguyễn Vũ Nhật Uyên, sinh viên năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đã bén duyên với chuyên ngành Indonesia học.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 1.

Wonderland Indonesia - Tiết mục biểu diễn trong hội thảo Khoa học lịch sử TP.HCM

NVCC

"Ngày gặp mặt đầu năm học và chia chuyên ngành, tôi đã bị thu hút bởi điệu múa đan thuyền. Văn nghệ cũng chính là niềm tự hào của ngành vì đạt được nhiều thành tích lớn nhỏ tại khoa, trường và toàn quốc. Khi tham gia vào đội, sinh viên sẽ được mặc các bộ trang phục đẹp của Indonesia, tiếp xúc với các thầy cô từ Indonesia và các nhân viên lãnh sự quán, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân", Uyên chia sẻ.

Còn Huỳnh Gia Bảo Ngọc, sinh viên năm 3 chuyên ngành Ả Rập học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, mong muốn thay đổi góc nhìn của mọi người về ngành "ít người theo đuổi" sau chuyến phiêu lưu 8 tháng tại Ai Cập.

"Đây là nền văn hóa xa lạ và còn vấp phải nhiều định kiến. Khi xét tuyển học bổng và tham gia trao đổi tại Ai Cập, tôi đã đến rất gần với ngôn ngữ Ả Rập vì 98% người dân ở đây đều sử dụng tiếng này. Tôi được gặp những người bạn từ các quốc gia và văn hóa khác nhau như Georgia, Nigeria, Somalia... Trải nghiệm tháng Ramadan và tham gia những hoạt động như nấu và ăn bữa Suhoor (bữa ăn được phục vụ trước bình minh) vào lúc 3 giờ sáng, cầu nguyện lúc 4 giờ, đi các nhà thờ Islam giáo để thưởng thức bữa ăn Iftar (bữa ăn được phục vụ vào lúc hoàng hôn)", Bảo Ngọc chia sẻ.

Không ngại khám phá ngôn ngữ hiếm, Nguyễn Thụy Hồng Ngọc, sinh viên năm 2 chuyên ngành Ấn Độ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết tiếng Hindi cũng như tiếng Việt, đọc sao thì ghép vào như vậy nên cũng không quá khó khăn.

"Ngôn ngữ chính tôi học là tiếng Anh và một ít tiếng Hindi. Tôi chọn ngành này vì ước mơ được trải nghiệm, du lịch tìm hiểu và học hỏi về các nền tôn giáo phương Đông, đặc biệt các tôn giáo Ấn Độ", Ngọc nói.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 2.

Ngành Indonesia học biểu diễn tiết mục khai mạc cho lễ khai giảng năm học 2023-2024 của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

NVCC

Cầu nối giao lưu văn hóa và cơ hội việc làm

Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa, PGS-TS Đỗ Thu Hà, Trưởng bộ môn Ấn Độ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, cho biết, những ngôn ngữ hiếm có vai trò rất quan trọng. Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao với khoảng 200 nước trên thế giới và đây là "cầu nối" để tìm hiểu về văn hóa, con người, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước.

Trước những định kiến về ngôn ngữ hiếm và cơ hội việc làm, cô Thu Hà nhấn mạnh, điều quan trọng là thực tế hóa vấn đề tuyển sinh và đào tạo.

"Các trường cần quan tâm đến đầu vào, đánh mạnh tính thực tiễn và kiến thức chuyên sâu. Tránh tình trạng sinh viên học chung chung, nhiều cơ hội việc làm rộng mở nhưng lại không đủ tiêu chí để tham gia vào thị trường lao động", cô Hà chia sẻ.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 3.

Minangkabau - trang phục truyền thống trong điệu múa Tari Piring của Indonesia

NVCC

Riêng về ngôn ngữ Ấn Độ, theo PGS-TS Thu Hà, khá nhiều người lầm tưởng khi nhắc đến ngành học. Ấn Độ chưa có ngôn ngữ quốc gia mà chỉ có ngôn ngữ hành chính là tiếng Anh và tiếng Hindi. Do đó, muốn thâm nhập thị trường này thì tiếng Anh là công cụ hàng đầu để sinh viên giao tiếp, học tập, làm việc. Không ít sinh viên của ngành thông thạo tiếng Anh và cả tiếng Hindi, cơ hội làm việc rộng mở trong lẫn ngoài nước.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 4.

Bảo Ngọc trong chuyến đi Ai Cập

NVCC

"Sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được đến các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm từ thiện tại Ấn Độ, các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như Thái Lan hay vùng Mỹ Sơn tại Việt Nam để học tập, trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo về những vấn đề thời sự, giao lưu văn hóa của hai nước Việt Nam và Ấn Độ", cô Thu Hà thông tin.

Sinh viên theo đuổi ngôn ngữ hiếm: đam mê hay mạo hiểm? - Ảnh 5.

Một trang ghi chép bằng tiếng Ả Rập của Bảo Ngọc

NVCC

PGS-TS Thu Hà cũng chia sẻ, khi học ngôn ngữ, sinh viên cần nuôi dưỡng đam mê, học song hành cùng văn hóa của đất nước đó và đầu tư vốn từ chuyên ngành mà các em theo đuổi.

"Một số sinh viên học chỉ đủ để giao tiếp thông thường, thiếu ngôn ngữ trong lĩnh vực chuyên môn sẽ rất khó để làm việc. Học ngôn ngữ có nhiều cấp độ, tôi mong sinh viên sẽ rèn luyện, nỗ lực và xác định mục tiêu học tập, trở thành người lao động chất lượng cao", PGS-TS Thu Hà đưa ra lời khuyên.

Thách thức và cơ hội

Theo Bảo Ngọc, khó khăn khi theo ngành là tài liệu, sách vở báo chí còn khan hiếm, không dễ cho người học có thể nói thông thạo. Hiện tại cả nước chỉ có hai cơ sở đào tạo ngành và ngôn ngữ Ả Rập chính quy là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM và Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội.

Còn với Nhật Uyên, dù được gia đình ủng hộ nhưng cũng từng gặp không ít định kiến về nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, nữ sinh viên chia sẻ, hiện nay có rất nhiều cơ hội cho người thành thạo tiếng Indonesia, ít cơ sở đào tạo nên mức độ cạnh tranh cũng không quá lớn như các ngôn ngữ khác.






Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap