Diễn đàn thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các bệnh viện,ểnđổisốtronghoạtđộngkhámchữabệtrường sĩ quan lục quân 2 trung tâm nghiên cứu, các trường đại học hàng đầu Việt Nam và thế giới về y khoa.
PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc cho biết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) đã thực hiện đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin với các hoạt động nổi bật như: Bệnh án điện tử; Khám chữa bệnh từ xa; AI trong chẩn đoán; Hệ thống lưu trữ và quản lý hình ảnh (PACS); Xây dựng mới và số hóa quy trình chuyên môn; Điều trị và chăm sóc người bệnh;…
Xây dựng và phát triển bệnh án điện tử hoàn chỉnh
Phần mềm Bệnh án điện tử (BAĐT) của bệnh viện gồm nhiều phân hệ chức năng như Nội trú, Ngoại trú, Dược, Quản lý Kho hồ sơ, Bảo hiểm y tế, Tài chính,… Các phân hệ của phần mềm BAĐT được xây dựng hoàn chỉnh và liên thông với nhau để không những phục vụ công tác chuyên môn, công tác quản trị mà còn phục vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm cho người bệnh.
Triển khai mạng lưới khám chữa bệnh từ xa
BV ĐHYD TP.HCM đã tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật cho 186 bệnh viện tuyến dưới tại 22 tỉnh thành phía nam. Dựa trên hệ thống công nghệ truyền dẫn hình ảnh hiện đại, các bác sĩ có thể hội chẩn và thực hiện đánh giá bệnh án ngay trên hệ thống cho các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh, nâng cao hiệu quả hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh cho người dân khắp các tỉnh thành. Toàn bộ dữ liệu, hình ảnh khám, chữa bệnh đều được lưu trữ và bảo mật.
Phát triển AI trong chẩn đoán
Bệnh viện đã hợp tác với công ty VinBrain nghiên cứu ứng dụng 2 phần mềm: DrAid - AI hỗ trợ chẩn đoán các dấu hiệu bất thường, bệnh lý về tim - phổi - xương dựa trên hình ảnh X-quang và Ứng dụng DrAid trong chẩn đoán và đánh giá điều trị ung thư gan.
Với thế mạnh là luôn tập trung, có tính khách quan, độ chính xác cao khi được phát triển dựa trên sức mạnh của dữ liệu lớn, AI có thể phát hiện những tổn thương nhỏ mà bác sĩ khó nhìn thấy, đồng thời cũng hỗ trợ cho các bác sĩ cung cấp thêm thông tin tham khảo hữu ích để từ đó đưa ra hướng chẩn đoán và chiến lược quản lý thích hợp. Hiện nay, Bệnh viện đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng dữ liệu, phát triển và ứng dụng AI trong tất cả các chuyên khoa.
Tiên phong triển khai chương trình ERAS (chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật)
BV ĐHYD TP.HCM là bệnh viện đầu tiên thực hiện tư vấn cụ thể cho người bệnh về ERAS trước phẫu thuật để yên tâm tham gia vào tiến trình điều trị và chăm sóc hậu phẫu. Người bệnh sẽ được tối ưu dinh dưỡng, được áp dụng phác đồ gây mê - giảm đau chuẩn, giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí và giảm tỷ lệ biến chứng cho người bệnh bằng cách duy trì chức năng của các cơ quan trước phẫu thuật, giảm phản ứng với stress, viêm, tăng miễn dịch sau phẫu thuật, có sự tham gia tích cực của nhiều chuyên khoa. Áp dụng phiếu ERAS giúp giảm khoảng 30% thời gian chăm sóc và giảm tới 50% biến chứng sau phẫu thuật.
Đi đầu ứng dụng SNOMED CT
SNOMED CT (Bộ danh pháp thuật ngữ lâm sàng điện tử được mã hóa) là giải pháp cung cấp bộ thuật ngữ y học lâm sàng đầy đủ và toàn diện nhất trên thế giới hiện nay.
Từ năm 2022, BV ĐHYD TP.HCM đã xây dựng hoàn chỉnh công cụ mã hóa thuật ngữ SNOMED CT vào phần mềm bệnh án điện tử. Thuật ngữ và mã SNOMED CT đã được gán sẽ được phần mềm tự động ghi nhận, thống kê và hiển thị ở bản in sau cùng của bệnh án điện tử. Cho đến nay, bệnh viện đã chính thức đưa vào sử dụng thường quy hơn 60 mẫu bệnh án đã được gán mã SNOMED CT cho 29 khoa lâm sàng trong toàn viện. Bệnh viện đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện các mẫu bệnh án mới theo nhu cầu lâm sàng.
Xây dựng mới và số hóa quy trình điều trị, chăm sóc người bệnh
Công tác chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ và toàn diện tại BV ĐHYD TP.HCM, giúp nâng cao an toàn người bệnh, cải tiến chất lượng và hiệu quả điều trị, nâng tầm trải nghiệm của người bệnh. Điển hình, bệnh viện đã triển khai nhiều quy trình thiết thực trong công tác khám chữa bệnh như: Quy trình kiểm tra toa thuốc nội trú, cảnh báo tương tác thuốc; Quy trình báo cáo phản ứng có hại của thuốc; Cải tiến và Số hóa hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, cảnh báo các ca nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện...
Đặc biệt, bệnh viện tiên phong phát triển thuật ngữ điều dưỡng theo tiêu chuẩn Mỹ thông qua việc ứng dụng bộ danh mục NANDA-NIC-NOC vào công tác chăm sóc điều dưỡng, giúp tăng cường và đảm bảo tính chuẩn mực, chất lượng, an toàn người bệnh. BV ĐHYD TP.HCM cũng là bệnh viện đầu tiên thực hiện phân cấp năng lực điều dưỡng với 1.000 điểm, cấu thành trong 66 tiêu chuẩn đánh giá thể hiện 5 lĩnh vực từ trình độ, năng lực thực hành, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ, phát triển nghề nghiệp.
Bên cạnh việc ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ trong vận hành, quản trị bệnh viện, BV ĐHYD TP.HCM chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe, nâng tầm trải nghiệm cho người bệnh và người nhà...
Diễn đàn Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ y tế trong chăm sóc sức khỏe là một trong những hoạt động của Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam (diễn ra từ ngày 28.10 - 1.11) tại Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.